×

Cảnh báo

JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 47

Cẩm nang đội đua F1 2020: Những điều nên biết về đội Racing Point

Cẩm nang đội đua F1 2020: Những điều nên biết về đội Racing Point

Khán giả luôn biết rằng những gì diễn ra trên các trường đua F1 vẫn luôn chỉ là một phần của “tảng băng chìm”. Trước “phi vụ mua bán bạc tỉ” với đội Racing Point (tiền thân là Force India), tỷ phú Lawrence Stroll đã từng đầu tư rất mạnh tay cho đội Williams.

Có người lý giải, ông bố giàu có của tay đua Lance Stroll muốn tạo điều kiện cho con trai của mình theo đuổi ước mơ F1 đã không ngần ngại “mua béng” một đội đua. Nói vậy không có nghĩa Lance Stroll đua tệ, anh thực sự có những màn xử lý thực sự xuất thần, nhưng phong độ không quá ổn định. Mặt khác, Racing Point vẫn đang chịu khá nhiều áp lực dưới sự đầu tư của tỷ phú người Canada.

Racing Point. Ảnh: formula1.com

Một số thông tin nhanh về đội đua:

- Xếp hạng F1 năm 2019: thứ 7                                          

- Đội hình tay đua năm 2019: Sergio Perez (10th) & Lance Stroll (15th)

- Đội hình tay đua năm 2020: Sergio Perez & Lance Stroll

- Xe đua F1 năm 2020: Racing Point-Mercedes RP20

Racing Point của năm 2020 liệu đang phải đối mặt với bao nhiêu áp lực?

1. Ghi điểm, ghi điểm và … ghi điểm

Mục tiêu dễ hiểu nhất của Racing Point mùa giải năm nay là ghi điểm, ghi bao nhiêu điểm cũng được. Quan trọng nhất là tạo ra một chiếc xe đủ tốt, không để xảy ra những trục trặc kỹ thuật không đáng có.

 

Ảnh: formula1.com

2. Làm mát mặt các nhà tài trợ

Hai bố con nhà Stroll chắc chắn là một nguồn áp lực nhất định với đội Racing Point, nhưng còn tay đua gốc Mexico Sergio “Checo” Perez thì sao? Rõ ràng những mối quan hệ với các tỷ phú Mexico, Checo chắc chắn không thể mất ghế lái của mình. Việc thay thế một trong hai tay đua của Racing Point sẽ dẫn đến việc mất luôn nhiều đối tác tài trợ “lắm tiền nhiều của”. Như vậy, áp lực của đội đua này không chỉ nằm ở mặt công nghệ kỹ thuật, kỹ năng của tay đua trên “đấu trường” F1 đầy cam go mà còn từ “phần chìm” mà khán giả không thể thấy hết được.

Sergio Perez & Lance Stroll. Ảnh: formula1.com

3. “Nghệ thuật là sự ăn trộm”

Khi mới ra mắt chiếc RP20 màu hồng, Racing Point đã thực sự gây xôn xao dư luận khi có nhiều nét tương đồng với chiếc Mercedes W10 của đội Mercedes năm 2019. Chiếc “Mercedes màu hồng” nhận được cả những ánh mắt ngưỡng mộ và những lời gièm pha.

Nhiều đội đua không hề hài lòng với cách Racing Point đang “ăn cắp thành quả” của đội khác áp dụng cho đội mình. Ám chỉ điều trên, họ mỉa mai gọi đội đua này là “Tracing Point” (dịch nôm na là “đội bám đuôi”). Dù vậy, Andrew Green – Giám đốc kỹ thuật của Racing Point vẫn bình tĩnh đáp trả đối thủ: “Không có quy định nào cấm đoán việc quan sát và mô phỏng lại kiến trúc của các đội khác”. Đồng thời, ông thản nhiên ném một chú mèo vào chuồng bồ câu nhằm ám chỉ các đồng nghiệp của mình đã tự thu hẹp lợi thế khi không làm tương tự.

Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia, những màn thể hiện ban đầu của chiếc RP20 tương đối khả quan, chắc chắn đủ làm cho McLaren hoặc Renault phải lo lắng. Thậm chí, chiếc xe đủ tốt để có thể tạo ra những màn đột phá, ít nhất trong giai đoạn đầu mùa giải.

4. Quyết định mạo hiểm

Đội Racing Point. Ảnh: formula1.com

Việc từ bỏ những triết lý thiết kế sẵn có từ trước đến nay để “nhập khẩu” y nguyên “concept” chiếc Mercedes không chỉ là một “phi vụ tốn kém”, mà còn là một “quyết định mạo hiểm” khi đòi hỏi cả team phải cập nhật nhiều kiến thức, kỹ thuật lái xe mới. Có thể chắc chắn, Racing Point đang có một chiếc xe tốt, nhưng cả đội có thể có thể duy trì tốt trong toàn mùa giải hay không lại là câu chuyện khác.

Ai sẽ là người kiến tạo nên một tương lai mới cho Racing Point trên đấu trường đua xe thể thao khắc nghiệt nhất thế giới? Đó sẽ là Checo, Lance, hay cả hai tay đua này – một diễn biến khó thể đoán trước khi mùa giải 2020 chưa khép lại.

Diệu Bảo